Monday, March 29, 2010

Bài 5. Các phương pháp điều trị hành vi (không dùng thuốc)

Mặc dù người bị mất ngủ thường nghĩ thuốc ngủ là cách chữa tốt nhất, thực tế không phải vậy. Thuốc chỉ có tác dụng tức thời, về lâu dài thì không rõ ràng, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp điều trị hành vi có khả năng tương đương hoặc lớn hơn so với thuốc để thành công về lâu dài. Chúng cũng không mang đến sự rủi ro hay tác dụng phụ như thuốc ngủ.
Bạn có thể tự áp dụng các phương pháp điều trị hành vi cho việc mất ngủ mọi lúc, mọi nơi. Sau đây là một số phương pháp chính:

  • Vệ sinh giấc ngủ.
  • Kiểm soát kích thích.
  • Hạn chế ngủ.
  • Thư giãn cơ bắp.
  • Tập thở cơ hoành.
  • Thiền.
  • Hình dung.
Không có phương pháp nào có hiệu quả đáng kể hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trị liệu này đã được chứng minh là có ích cho một số lượng lớn người. Khả năng thành công chủ yếu phụ thuộc vào của mỗi cá nhân, vì vậy bạn có thể phải làm một số phép thử và sai để tìm ra một hay nhiều phương pháp phù hợp với mình nhất.

  1. Vệ sinh giấc ngủ: hãy xem bài "Sáu bước để có giấc ngủ ngon" trong blog này. Nói chung, tập thể dục thường xuyên, duy trì chính xác giờ giấc ngủ/dậy và tránh ăn uống những thứ phá hoại giấc ngủ là những điều cần thiết có thể đem đến cho bạn giấc ngủ ngon.
  2. Kiểm soát kích thích:
    Đây là một trong những phương pháp rất có hiệu quả đặt biệt khi bạn đã có quá nhiều thói quen xấu có hại cho giấc ngủ. Áp dụng phương pháp này gồm sáu bước:

    • Chỉ đi ngủ khi nào bạn thật sự buồn ngủ.
    • Chỉ sử dụng cái giường cho việc ngủ. Không được đọc sách, xem tivi, ăn uống, lo nghỉ... trên giường.
    • Nếu bạn không thể ngủ một cách nhanh chóng- trong khoảng ba mươi phút - thức dậy và di chuyển đến phòng khác. Tìm một hoạt động nhẹ để làm. Thức cho đến khi bạn thấy buồn ngủ, và sau đó trở về giường ngủ.
    • Nếu bạn vẫn không thể ngủ, lặp lại 3 bước trên càng nhiều càng tốt trong suốt buổi tối.
    • Trong quá trình áp dụng phương pháp này, đặt báo thức và dậy cùng một lúc mỗi sáng, bất kể bạn ngủ được bao nhiêu, nhiều hay ít trong đêm. Mặt khác, che luôn đồng hồ để chắc chắn mình không biết hiện giờ là mấy giờ vào ban đêm. Nghĩa là, bạn cứ xoay vòng thực hiện 3 bước đầu, không cần nhìn, không cần biết giờ cho đến khi chuông đồng hồ reo, bạn phải dậy ngay lập tức, thậm chí rất buồn ngủ trong lúc này.
    • Không ngủ bất kỳ giờ nào ban ngày.
    Mỗi bước được xây dựng và củng cố cho nhau và tất cả các bước phải tuân thủ chặt chẽ cho kỹ thuật này để thành công. Chúng thiết lập một mối liên kết tích cực giữa giường và giấc ngủ ngon. Bằng cách không mang lên giường, các hội chứng tiêu cực (thất vọng, kích thích, và lo lắng về giấc ngủ) liên kết với các yếu tố khác chứ không phải là phòng ngủ. Hãy chắc chắn là không hoạt động mạnh và thư giãn điều độ trong khi bạn đang tỉnh táo để cho phép quá trình ngủ để bắt đầu lại. Duy trì một thói quen ngủ/thức dậy và tránh ngủ ngày là một thói quen để đảm bảo tập trung tòan lực cho giấc ngủ chính.

    Nhất quán là yếu tố then chốt cho sự thành công của phương pháp này
    .
    Sáu bước tuân thủ quy tắc đơn giản, nhưng hoàn toàn có thể bị thử thách. Bạn không ngủ được đến sáng, lúc này quá buồn ngủ rồi, bắt bạn ra khỏi giường thật là khổ, nhưng bạn hãy dũng cảm lên và tự nhắc nhở mình đang thực hiện phương pháp để giúp bản thân trở về một lịch ngủ thường xuyên và lâu dài có những giấc ngủ ngon.

  3. Nghe nhạc sóng Delta
    Nhạc sóng Delta có thể giúp bạn ngủ dễ và ngủ sâu hơn rất nhiều. Bạn có thể lên Youtube tìm kiếm với từ khóa "Deep Sleep Music".
  4. Hạn chế ngủ
    Những người bị mất ngủ có xu hướng nằm ngủ nhiều hơn. Họ hy vọng rằng việc nằm nhiều sẽ giúp họ có đủ thời gian để giấc ngủ kéo đến. Điều này có thể gây phản tác dụng và thực sự gây ra sự phân mảnh và kém chất lượng trong giấc ngủ.
    Ngủ hạn chế, dựa trên ý tưởng rằng chi tiêu ít thời gian trên giường ngủ nhưng lại hiệu quả hơn. Bằng cách rút ngắn lượng thời gian dành ở trên giường, bạn học được cách ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Khi giấc ngủ của bạn hợp nhất thành một khối (ngủ một giấc dài, không bị thức giấc giữa chừng), thời gian trên giường từ từ kéo dài cho đến khi bạn có được giấc ngủ đầy đủ.

    Bạn bắt đầu bằng cách ước tính bạn cần ngủ bao lâu. Ví dụ bạn muốn mình ngủ 8 tiếng một ngày, bạn có thể bắt đầu 5 tiếng cho giấc ngủ, và bạn cần phải thức dậy từ 07:00. Ngày đầu tiên bạn cần hạn chế giấc ngủ đêm, bạn nên đi ngủ lúc 2 giờ khuya (7-5=2), không được sớm hơn dù bạn có buồn ngủ thế nào trước đó. Khi bạn có thể ngủ tốt trong suốt 5 tiếng trong vòng vài ngày, giờ bạn có thể thêm mười lăm hoặc ba mươi phút, đảm bảo giấc ngủ của bạn vẫn hợp nhất. Sau đó lặp lại quá trình cho đến khi bạn ngủ đủ thời gian mong muốn là 8 tiếng. Nếu giấc ngủ bị phân mảnh, bạn lùi một bước, ngủ ít lại cho đến khi giấc ngủ trở nên hợp nhất một lần nữa.
    Một điều cực kỳ quan trọng là bạn không được ngủ ở bất kỳ thời gian nào khác, mặc dù bạn có thể cảm thấy rất buồn ngủ. Bạn đang sử dụng đồng hồ sinh học để làm cho bạn ngủ hiệu quả vào ban đêm hơn là ngủ một giấc ngắn vào ban ngày, điều này có thể cản trở hiệu quả của phương pháp.
    Giống như "kiểm soát kích thích", phương pháp này có vẻ đơn giản trên lý thuyết nhưng có thể bị thử thách trong thực tế, vì người ta thường gặp rất nhiều khó khăn để buộc mình phải ở tỉnh táo cho giai đoạn đầu tiên của quá trình điều trị. Tuy nhiên, những người có sự nhất quán cao và làm được trong thời gian dài thường có được hiệu quả rõ rệt. Phương pháp này và "kiểm soát kích thích" bổ sung cho nhau và thường được sử dụng đồng thời.
  5. Thư giãn cơ bắp
    Những người mất ngủ vì lo lắng, stress... có thể được chữa bằng cách áp dụng những kỹ thuật thư giãn. Những kỹ thuật này nên được dùng bên ngoài phòng ngủ/giường ngủ và trước khi đi ngủ.
    Kỹ thuật "thư giãn cơ bắp"
    cho phép bạn thư giãn toàn bộ cơ thể bằng cách căng và giãn một loạt các cơ bắp bằng cách thực hiện theo các bước sau:

    • Tìm một nơi để ngồi hay nằm xuống và có được một vị trí thoải. Lấy hai cái gối. Đặt một cái dưới đầu và cái kia dưới đầu gối để thư giãn lưng. Thư giãn cánh tay với lòng bàn tay hướng lên và hơi dang ra ngoài cơ thể.
    • Hít thở chậm và thật sâu bằng mũi của bạn. Thở ra thật dài để loại bỏ căng thẳng.
    • Bắt đầu tập trung vào chân và mắt cá chân. Căng (gồng) các cơ bắp một thời gian ngắn (5-10 giây) và sau đó thư giãn. Hãy để chúng hoàn toàn thả lỏng từ ý thức của bạn.
    • Tiếp tục quá trình căng và giãn cơ bắp. Từ từ di chuyển sự chú ý của bạn lên thông qua các phần khác nhau trên cơ thể của mình: bắp chuối, bắp đùi, thắt lưng, hông, và phần khung chậu; sống lưng, bụng, phía trên lưng, vai, cánh tay, và bàn tay; hàm của cổ, lưỡi, trán, và da đầu.
    • Nếu suy nghĩ làm bạn phân tâm, hãy cố gắng phớt lờ chúng và trở lại chú ý đến hơi thở của bạn.

  6. Hít thở sâu: còn được gọi là thở cơ hoành, kỹ thuật này làm chậm hô hấp, giúp cho cơ thể thư giãn và sau đó ngủ. Ý tưởng là nhân rộng các loại hình thở bạn ngủ (chậm và chủ yếu từ các màng-cơ giữa bụng và ngực), thay vì loại hình thở khi bạn đang tỉnh táo (nhanh hơn và sử dụng các màng-cơ ngực). Thực hiện theo các bước sau:

    • Bắt đầu bằng cách tìm một nơi mà bạn có thể nằm phẳng với bàn chân hơi cách nhau. Để nhẹ một tay lên trên bụng, gần rốn. Để tay còn lại trên ngực.
    • Hít vào bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng cho đến khi cảm thấy hết không khí trong phổi. Tập trung vào hơi thở và xem bàn tay nào đang di chuyển. Bạn cần chắc rằng bàn tay trên ngực không di chuyển và bàn tay trên bụng thì chuyển động theo hơi thở.   
    • Nhẹ nhàng hít vào, từ từ phình bụng ra. Hãy tưởng tượng luồng không khí ấm đang chạy vào phổi và tất cả các phần khác trong cơ thể. Khi đã đầy hơi, tạm dừng trong một giây. 
    • Đếm từ một đến bốn, nhẹ nhàng thở ra, thư giãn cơ hoành (diaphragm xem hình) và từ từ xẹp phần bụng. Khi đã hết hơi, tạm dừng một giây.
    • Lặp lại quá trình này 5-10 lần.

  7. Thiền: có nhiều loại thiền định có thể giảm căng thẳng và giúp bạn thư giãn trước khi ngủ. Các chi tiết cụ thể khác nhau, nhưng thường bao gồm các bước chính sau đây:

    • Ngồi một nơi nào đó yên tĩnh thoải mái, thả lỏng quần áo.
    • Nhắm mắt lại, cho phép bàn tay để phần còn lại trên đôi chân, thư giãn cơ bắp.
    • Hít sâu và từ từ thở ra.
    • Theo dõi hơi thở của bạn, nói rõ lên trong tâm trí: "Vào", "Ra", "Vào", "Ra"... khi hít và thở.
    • Bạn cũng có thể làm một cách khác. Khi đang thở với các cơ bắp của bạn thư giãn, cố gắng đếm nhịp thở trong đầu, bắt đầu lại với mọi năm thở: 1-2-3-4-5, 1-2-3-4-5, 1-2-3-4-5...

  8. Hình dung: còn được gọi là tưởng tượng hình ảnh, đây là một hình thức thiền giúp từ bỏ căng thẳng trong lòng. Thực hiện theo các bước sau:

    • Ngồi hoặc nằm một nơi thoải mái, nhắm mắt lại.
    • Hãy tưởng tượng bạn đang ở nơi nào đó mà bạn cảm thấy thoải mái, chẳng hạn bãi biển, trong rừng, một điểm mà bạn đã từng tham quan nghỉ ngơi, hoặc một nơi tuyệt đẹp bạn có thể tưởng tượng ngay cả khi bạn chưa bao giờ đến.
    • Thở chậm và sâu cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
    • Tập trung vào tất cả năm giác quan, tưởng tượng những gì bạn thấy, cảm thấy, nghe, ngửi và nếm. Tiếp tục để hình dung mình đang ở vị trí này trong 5-10 phút.
    • Dần dần từ bỏ tưởng tượng và tập trung trở lại nơi bạn đang ngồi.

8 comments:

  1. HI anh, cho em hoi vai cau neu lam theo phuong phap thu 2
    - Neu ko nhin dong ho sao biet la 20 phut ko ngu duoc , mình tự ước chừng ha anh?
    - Neu den sang van ko ngu dc van cu lam ltuc vay sao ma sang day nổi anh? co anh huong den suc khoe ko neu ko ngu duoc ma van day dung theo đồng hồ bao thức?
    - Phuong phap nay lam lien tuc bao lau? den khi nao ngu duoc thoi hay sao anh? neu ko dc thi chuyen qua phuong phap ke tiep ah?
    Thanks anh.

    ReplyDelete
  2. Sao van chua nhan dc cau tra loi nhi?

    ReplyDelete
  3. Xin chào,

    Tôi xin trả lời theo trình tự:
    - Khoảng 20ph thôi, bạn ước lượng ko cần chính xác. Bạn nằm một lúc và cảm thấy bắt đầu bất an, lo lắng ko ngủ được là dậy được rồi. Giường ngủ là nơi để ngủ, ko phải là nơi để lo lắng.
    - Khi đến sáng, đúng giờ vẫn ko ngủ được, bạn phải cố gắng không ngủ cả ngày đó. Sẽ rất mệt vào khoảng 3 ngày đầu nhưng theo kinh nghiệm riêng tôi thì trễ nhất đến ngày thứ 4 sẽ có giấc ngủ ngon. Từ ngày thứ 5 trở đi giấc ngủ sẽ đi vào nề nếp.
    - Bạn cố gắng liên tục duy trì ít nhất là 2 tuần. Nghĩa là:
    + Bạn phải chuẩn bị sẵn việc thiếu ngủ khá nhiều trong vài ngày đầu. Nếu bạn làm việc công sở cần đúng giờ, bạn phải lên kế hoạch cụ thể để bắt đầu chương trình. VD thực hiện vào cuối tuần và sắn sàng nghỉ làm việc vài ngày sau đó. Đây là điểm khó nhất và lý do chính dẫn đến thất bại vì ít người làm được, thường ngày hôm sau họ ko chịu được ngủ bù 30ph - 2 giờ, phá hoại công trình của những ngày trước đó.
    + Nếu bạn bị mất ngủ nhiều và đang phải dùng thuốc ngủ, bạn có thể kết hợp thuốc ngủ để giúp mình dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn phải THỨC DẬY ĐÚNG GIỜ.
    - Các phương pháp khác để phụ trợ cho phương phát thứ 2, đây là phương pháp chính. Bạn có thể kết hợp các phương pháp với nhau. Ví dụ:
    + Nếu bạn có công việc quá căng thẳng, bạn dùng THIỀN hay HÌNH DUNG để tiêu trừ căng thẳng.
    + Khi bạn nằm xuống, bắt đầu một vòng của phương pháp thứ hai, sử dụng HÍT THỞ SÂU để chuẩn bị ngủ.
    + Nhẹ nhàng ngủ.
    + Chưa ngủ được trong 20 phút? Bắt đầu trở lại một vòng phương pháp thứ 2, đi làm một việc gì đó hay đi quanh nhà.
    + Sử dụng HÌNH DUNG chuẩn bị ngủ.
    + Nhẹ nhàng lên giường và ngủ.
    + Chưa ngủ được trong 20 phút? Bắt đầu trở lại một vòng phương pháp 2, đi làm một việc gì đó hay đi quanh nhà.
    + Sử dụng THƯ GIÃN CƠ BẮP để chuẩn bị ngủ.
    + Nhẹ nhàng lên giường ngủ.
    ...
    + Song song với việc HẠN CHẾ NGỦ để tập trung cho giấc ngủ tối.

    Bạn có thể thấy phức tạp? Ko sao cả vì những điều ở trên chỉ xảy ra 1, 2 ngày đầu thôi. Tin tôi đi, khi bạn đã vào guồng rồi, bạn nằm xuống vài phút, bạn biết rằng chắc chắn mình sẽ ngủ được nên sẽ có thói quen ngủ dễ dàng lại thôi.

    ReplyDelete
  4. Tôi nhận được một số câu hỏi như sau, tôi thấy hữu ích cho mọi người nên xin đăng lên đây để tất cả có thể cùng tham khảo:

    1. Chỉ đi ngủ khi thật sự buồn ngủ.
    Nhưng em không buồn ngủ thì phải làm sao hả anh? Hôm đầu tiên em thức đến 4h, em không buồn ngủ mà chỉ thấy mệt nên em vẫn cố đi ngủ. Hôm sau cũng vậy, dù cả ngày không ngủ nhưng đến 3h em vẫn chưa buồn ngủ. Em biết phải tuân thủ giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Nhưng đối với em, dậy đúng giờ thì được, chứ đi ngủ đúng giờ thì không thể, vì em không buồn ngủ.

    Tiêu chuẩn của em đặt ra là ngủ từ 12h30 đến 8h30. Nhưng nếu cứ như hiện tại, em cứ tiếp tục thức thì em sợ đồng hồ sinh học của em sẽ cố định 4h ngủ, 8h30 dậy. Điều này làm em lo lắng. Em nghĩ như vậy có đúng không ạ?

    Trong phần anh viết, anh bảo nếu thức dậy 7h thì ngủ từ 2h (tức 5 tiếng) rồi dần dần tăng lên. Nhưng mình không kiểm soát được khi nào mình buồn ngủ thì làm sao có thể căn được giờ như vậy hả anh?

    2. Trong lúc em chờ đến khi buồn ngủ, em đọc sách, dù sách chán nhưng em vẫn không buồn ngủ. Em nằm khoảng 30 phút, không ngủ được, em thức dậy nhưng làm gì em cũng không buồn ngủ, giấc ngủ không đến nên cảm giác mệt, muốn nằm nhưng không được phải không ạ?
    Em cũng muốn hỏi anh là em không buồn ngủ, em không biết làm gì, em có thể xem phim bằng máy tính được không ạ? Nhưng em cũng lo, càng xem càng ham, giấc ngủ lại càng không đến. :( Em không biết làm gì để buồn ngủ nữa?

    3. Cả ngày không ngủ vào bất cứ giờ nào nhưng liệu có được nằm không ạ? Phòng em có 1 chiếc giường trống, em ngủ ở giường khác, nếu chỉ nằm ở giường trống kia có được không ạ? Vì nếu ngồi cả ngày rất đau lưng.

    ReplyDelete
  5. Xin trả lời như sau:
    1. Chỉ đi ngủ khi thật sự buồn ngủ.
    - Vì đồng hồ sinh học của bạn đã bị thay đổi nhiều nên 3h bạn chưa buồn ngủ là bình thường, cứ đợi thêm cho đến khi buồn ngủ hãy bắt đầu, 4h, thậm chí 5h cũng không vấn đề gì, giai đoạn đầu tiên luôn khó khăn.
    - Bạn sợ đồng hồ sinh học của mình sẽ từ 4h-8h30, Theo như Bài 2: "Cơ Chế Giấc Ngủ", đừng lo vì bạn không thể chỉ ngủ 4h30/ngày đâu. Cố gắng kiểm soát giờ thức 8h30 thì sớm muộn bạn có thể ngủ tốt được thôi.
    - 2h-7h chỉ là ví dụ thôi (người này thấy buồn ngủ lúc 2h), những ngày đầu tiên thực hiện phương pháp có thể chỉ ngủ rất ít vẫn được. Vì bạn thiếu ngủ nên chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ cảm thấy buồn ngủ thôi.

    2. Bạn có thể làm bất kỳ điều gì nhưng tránh kích động cảm giác. VD: đừng chơi game, xem phim quá bạo lực hay ướt át. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài nhẹ, đi dạo vòng quanh, hoặc kết hợp với các phương pháp khác như câu trả lời của tôi ở trên.

    3. Ban ngày tốt nhất bạn không nên nằm, bạn có thể ngồi ghế, tựa vào tường... nhưng không nên nằm. Cố gắng chịu đau lưng vài hôm cũng được. Và nhớ là: tuyệt đối không được ngủ ban ngày.

    ReplyDelete
  6. anh oi neu nhu van de giac ngu co lien quan den mot so benh ve tinh than thi co the ap dung cach chua tri giac ngu khong dung thuoc nhu anh de cap o tren khong a?

    ReplyDelete
  7. Anh ơi, cho em hỏi chút. Em bị mất ngủ khoảng 1 năm rồi. Lúc đầu, em thức đến 3h sáng mới ngủ được, sau đó em sợ mình bị mất ngủ nên cố gắng ngủ sớm .Nhưng càng cố gắng ép mình ngủ thì em lại cảm thấy rất mệt. Hầu như đêm nào em cũng cố gắng lên giường sớm để ngủ nhưng sáng dậy em cảm giác như mình giả vờ ngủ chứ thật ra mình không hề ngủ được tí nào cả, cảm giác rất mệt, chất lượng giấc ngủ rất kém.Có một điều là trước đây khi em ở trọ thì em khó ngủ nhưng khi về nhà thì em ngủ bình thường, nhưng hiện tại thì ở trọ hay ở nhà em đều cảm thấy khó ngủ.
    Anh có thể tư vấn phương pháp giúp em được không ạ? Em cảm ơn anh nhiều. Mong anh trả lời.

    ReplyDelete